Năm 1954, Harry Logan và Derek Norton ngồi trong một khinh khí cầu bay qua tam giác quỷ Bermuda đã biến mất một cách thần bí. Đến mùa xuân năm 1990, trong một cuộc thi đấu khinh khí cầu ở Cuba, chiếc khinh khí cầu đã mất tích 36 năm trước, đột nhiên xuất hiện. Người dân Cuba tưởng đó là vũ khí bí mật của Mỹ.
Một nhà vật lý học người Anh thuộc trường Đại học Cambridge cho rằng, về mặt lý thuyết, việc thực hiện đi xuyên qua thời-không (thời gian và không gian) là có thể, nếu một hố sâu (wormhole) mỏng được bảo trì trạng thái mở trong một thời gian đủ lâu, người ta sẽ có thể sử dụng mạch ánh sáng để truyền đi những tin tức vượt qua thời gian và không gian.
Liệu chúng ta có thể đi vào tương lai như bộ phim “Back to the Future” (Trở lại tương lai) được không? Điều này nghe có vẻ phi lý nhưng đã được Giáo sư Luke Butcher chứng minh.
“Lỗ Sâu” là đường hầm chật hẹp có thể tồn tại, nó có khả năng liên kết hai thời-không khác nhau trong vũ trụ.
Nhiều người nghĩ rằng điều này là không thể, nhưng họ vẫn luôn hy vọng ý tưởng có thể trở thành hiện thực, đây cũng chính là điều mà một số nhà khoa học đang cố gắng giải đáp các ẩn đố này.
Giáo sư vật lý học người Anh Luke Butcher ở trường Đại học Cambridge cho rằng, về mặt lý thuyết, việc thực hiện đi xuyên qua thời gian và không gian (gọi tắt thời-không) không phải bất khả thi, nếu một lỗ sâu (wormhole) được bảo trì ở trạng thái mở trong một thời gian đủ lâu, người ta truyền những tin tức vượt thời-không thông qua các vi mạch ánh sáng.
Mô phỏng một lỗ sâu (wormhole) trong trường thời gian và không gian
Theo Wikipedia, “Lỗ Sâu” còn được dịch là “Hố Sâu”, “Động Sâu”, hay “Cầu Einstein – Rosen”, là đường thông đạo chật hẹp liên kết hai thời-không với nhau, có thể tồn tại trong vũ trụ. Lỗ Sâu là một khái niệm được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1916 bởi nhà vật lý người Áo Ludwig (Ludwig Flamm), vào những năm 1930, trong khi Albert Einstein và Nathan Rosen nghiên cứu các phương trình trường hấp dẫn, hai người họ đã đưa ra một giả thiết: Thông qua các Lỗ Sâu có thể dịch chuyển thời gian theo không gian hay còn gọi là “du hành vượt thời gian”.
Tuy nhiên, trong lý thuyết của Einstein, cho dù Lỗ Sâu có tồn tại thì thời gian mà nó bảo trì trạng thái mở vẫn không đủ để con người, thậm chí là chỉ vật chất ở dạng một hạt cực nhỏ xuyên qua. Loại trạng thái đóng này được gọi là “Sụp đổ đường hầm” (Collapsing tunnel).
Chiều dài lớn hơn chiều rộng, trạng thái mở của Lỗ Sâu có thể được bảo trì khá lâu.
Việc đi xuyên qua thời-không được gọi là “Hiệu ứng Casimir” (Casimir Effect) năng lượng phụ, hoặc có thể khiến Lỗ sâu được bảo trì ở trạng thái mở trong thời gian tương đối lâu
Giáo sư Luke Butcher đã đề xuất một lý thuyết: Nếu chiều dài của Lỗ sau lớn hơn nhiều so với chiều rộng của nó, trong đó tự nhiên sản sinh “Năng lượng Casimir”, thì có thể khiến cho một Lỗ sâu giữ được trạng thái mở lâu hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất tại Đại học Cambridge cho thấy, một số Lỗ sâu có thể bảo trì trạng thái mở với thời gian khá lâu, đủ để con người truyền đi thông tin qua lại tại hai đầu của hai thời-không. Năm 1988, nhà vật lý tại học viện Caltech Kip Thorne cho rằng, việc đi xuyên qua thời-không được gọi là “Hiệu ứng Casimir” (Casimir Effect) năng lượng phụ, hoặc có thể khiến Lỗ sâu được bảo trì ở trạng thái mở trong thời gian tương đối lâu.
“Hiệu ứng Casimir” dựa trên khái niệm “chân không không phải là trống rỗng” trong lý thuyết trường lượng tử: Nếu chân không không tồn tại vật chất mà vẫn có sự tăng giảm năng lượng, như hai bản kim loại trung tính (không mang theo điện) được đặt trong chân không sẽ sinh ra lực hút. Hiệu ứng này chỉ xảy ra trong khi khoảng cách giữa hai vật thể rất nhỏ, lúc đó mới có thể đo thấy được.
Giáo sư Butcher (Luke Butcher) tại đại học Cambridge đề xuất một lý thuyết: Nếu chiều dài của Lỗ sâu lớn hơn nhiều so với chiều rộng của nó, thì “năng lượng Casimir” sẽ tự nhiên được sinh ra bên trong và có thể bảo trì trạng thái mở cho Lỗ sâu trong thời gian lâu hơn.
Ông Butcher cho biết: “Lỗ sâu là một cấu trúc hình ống. Thông qua nghiên cứu mới này cho thấy, nếu chiều dài Lỗ sâu lớn hơn chiều rộng nhiều lần, trung tâm của nó có thể sinh ra năng lượng phụ”.
Mô phỏng một Lỗ sâu có dạng hình ống.
Đầu kia của Lỗ sâu sẽ xuyên suốt qua thời gian. Theo ông Butcher, lỗ sâu bảo trì khoảng thời gian đủ dài để một quang tử (photon) xuyên việt thời-không. Theo lý thuyết này, các photon có thể giúp chúng ta truyền tải các tin tức và nội dung, gửi đến tương lai, hoặc quá khứ.
Nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ Giáo sư John Bukai cũng có nhận xét rằng, “đường hầm thời-không” tồn tại một cách khách quan, không thể nhìn thấy, không thể sờ thấy, không thể phát hiện, mà nó có xuất hiện ngẫu nhiên; đường hầm thời-không và thời-không mà nhân loại đang tồn tại trong đó là không cùng một hệ thống, trong đường hầm thời-không, thời gian có mang tính đảo ngược, có thể dịch chuyển xuôi – ngược”.
Di chuyển 6.000 km trong tích tắc
Mô phỏng Di chuyển vượt không gian từ Chascomus đến Mexico
Một nhà vật lý học tại trường Đại học Cambridge cho rằng, về mặt lý thuyết, việc xuyên việt thời-không là có khả năng thực hiện, nếu một Lỗ sâu mỏng được bảo trì trạng thái mở trong một khoảng thời gian đủ lâu, mọi người có thể sử dụng xung mạch ánh sáng xuyên qua thời-không để truyền thông tin.
Trong khi các nhà khoa học đang nỗ lực chứng thực chứng minh tính khả thi của việc xuyên việt thời-không, thì trong lịch sử đã từng xảy ra một số sự kiện siêu nhiên chưa thể giải thích, có lẽ đây chính là những bằng chứng thực tiễn về hiện tượng vượt thời-không.
Sự kiện “Di chuyển vượt không gian từ Chascomus đến Mexico” (Teleportation from Chascomus to Mexico) của cặp vợ chồng Tiến sĩ Dahl Gaylard ở Argentina vào năm 1968 được đăng tải trên Wikimedia và các tờ báo của Argentina.
Vào tối ngày 1/6/1968, hai chiếc xe Limousine ở ngoại ô Buenos Aires, Argentina đang phi nước đại về phía trước, hai chiếc xe này được điều khiển bởi vợ chồng Tiến sĩ Luật ông Dahl Gaylard và hai người bạn thân trong chuyến đi thăm một người bạn khác. Họ đồng khởi hành từ phía Nam thành phố Buenos Aires. Khi sắp tiếp cận ngoại ô thành phố, chiếc xe của Tiến sĩ Gaylard đột nhiên biến mất. Hai người bạn đi trên chiếc xe Limousine phía trước nhìn qua gương chiếu hậu không thấy đã dừng và thậm chí quay trở lại tìm kiếm vợ chồng ông Gaylard nhưng vẫn không thấy. Đây là một con đường thẳng không có ngã rẽ, trên đường không có một chiếc xe hay mảnh vỡ nào.
Ngày hôm sau, họ gọi cho người thân và bạn bè trợ giúp tìm kiếm các khu vực xung quanh nhưng vẫn không thấy tăm hơi của hai vợ chồng Tiến sỹ Gaylard. Hai ngày sau (3/6/1968), họ nhận được cuộc gọi điện thoại từ lãnh sự quán Argentina tại Mexico. Điện thoại cho biết: “Có một cặp đôi tự xưng là vợ chồng Tiến Sỹ Luật Gaylard đang ở chỗ chúng tôi. Bạn có biết họ không?”
Hóa ra cặp vợ chồng Tiến Sỹ Luật Gaylard đang ở thành phố Mexico. Họ đã biến mất khỏi ngoại ô thành phố Chascomus ở Argentina và xuất hiện ở nơi này, khoảng cách từ hai địa điểm lên tới 6.000 km. Kỳ lạ hơn nữa là ngay cả chiếc xe của cặp vợ chồng tiến sĩ cũng xuất hiện tại lãnh sự quán Argentina tại Mexico. Trưởng lãnh sự quán ở đó xác nhận, vào ngày 3/6 vợ chồng tiến sĩ Gaylard quả thực đã ở đó.
Tiến sĩ Gaylard kể lại, khi họ lái xe rời khỏi thành phố Chascomus, vào khoảng 12h10 đêm, phía trước xe bất ngờ xuất hiện một màn sương trắng. Họ lập tức phanh gấp và nhanh chóng rơi vào trạng thái mất hết tri giác. Khi tỉnh giấc thì trời đã sáng, cảnh tượng bên ngoài cửa sổ xe không giống chút nào so với vùng đồng bằng ở Argentina. Sau khi xuống xe và tìm hiểu, họ thấy mình đang ở Mexico. Hai vợ chồng cảm thấy vô cùng kinh ngạc, liền hỏi đường tới lãnh sự quán Argentina để xin giúp đỡ. Vào thời điểm đó, họ phát hiện chiếc đồng hồ đeo tay đã dừng lại đúng vào thời khắc họ ở Argentina lúc 12: 10 ngày 3/6″.
Khinh khí cầu trở lại sau 36 năm mất tích
Nhiều vụ mất tích bí ẩn ở tam giác quỷ Bermuda