Danh từ huyệt vị châm cứu – Phần 12: Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh
Wednesday, December 10, 2014 23:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
VII.TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH
(Khí huyết của bàng quang đi học theo phần dương nhiều của chân)
-Túc thái dương kinh huyệt chủ trị :
« Nội kinh » nói : Cái Bàng quang là chức quan châu đô, tên dịch chức ở đó. Khí hóa thì có thể ra. Lại nói : Bàng quang là Mạc trường (ruột đen)
Mọi cách trình bày về bàng quang không giống nhau, có sách nói trên dưới đều có miệng. Hoặc có sách nói có chỗ lỗ nhỏ chú tiết, đều là không đúng vậy. Duy chỉ có lỗ dưới ra nước tiểu, ở trên đều do bế nhiệt thấm vào bàng quang, đó là chỗ vào, ra do ở khí làm thành, ở trên khí không thí thì đi vào đại trường mà tiết, ở dưới khí không thí thì chướng cấp mà tắc sáp, nếu không ra được thì làm thành lậu (lâm, bí đái).
-Túc thái dương bàng quang kinh huyệt ca :
Túc thái dương kinh sáu mươi bảy huyệt,
Tình minh chứa ở thịt đỏ trong mắt,
Tán trúc, Mi xung và Khúc sai,
Ngũ xú lên thốn rưỡi là Thừa quang,
Thông thiên, Lạc khước, Ngọc chẩm ngang,
Thiên trụ sau mép tóc ngoài gân lớn,
Đại trữ phần lưng hàng thứ hai,
Phong môn, Phế du, Quyết âm bồn,
Tâm du, Đốc du, Cách du cường,
Can, Đảm, Tỳ, Vị đều theo thứ tự,
Tam tiêu, Thận, Khí hải, Đại trường
Quan nguyên, Tiểu trường, đến Bàng quang,
Trung lữ, Bạch hoàn đếm cẩn thận,
Đó là từ Đại trữ đến Bạch hoàn,
Tất cả đều cách ngoài đốt sống dài thốn rưỡi,
Thượng liêu, Thứ liêu, Trung lại Hạ,
Lỗ trống một, hai ngang đúng thắt lưng,
Hội dương lấy ở ngoài xương âm đuôi,
Phụ phân sát cột sống là hàng thứ ba,
Phách hộ, Cao hoang và Thần đường,
Y hi, Cách quan, Hồn môn số chính,
Dương xương, Ý xá rồi Vị xoang,
Hoang môn, Chí thất, Bào hoang nổi,
Dưới chùy hai mươi Trật biên rộng,
Thừa phù ở giữa ngấn ngang mông,
Ân môn, Phú khích đến Ủy dương,
Ủy trung, Hội dương, Thừa cân đó,
Thừa sơn, Phi dương đến Phụ dương,
Côn lôn, Độc tham, liền Thân mạch,
Kim môn, Kinh cốt, Thúc cốt nhiều,
Thông cốc, Chí âm cạnh ngón út
(Một trăm ba mươi tư huyệt)
Đó là một đường dọc bắt đầu ở Tinh minh, tận cùng ở Chí âm. Lấy Chí âm, Thông cốc, Thúc cốt, Kinh cốt, Côn lôn, Ủy trung làm Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp.
Mạch bắt đầu ở khóe mắt trong, lên trán, giao lên đỉnh đầu, có nhánh từ đỉnh đầu đến góc trên tai, đoạn đó đi thẳng từ đỉnh não nối với não, lại tách ra xuống gáy, đi theo trong vai, cánh tay giáp cột sống, dưới gầm giữa thắt lưng, vào theo cột sống, nối với thận, thuộc bàng quang, có một nhánh tách ra từ giữa thắt lưng, xuống xuyên qua mông, vào hố khoeo chân, còn một nhánh tách riêng ra từ bên trong cánh tay trái, phải tách ra, xuông xuyên qua xương bả vai, vào trong cạnh cột sống, qua khu hông, theo cạnh ngoài sau ngoài hông, xuống hợp vào hố khoeo, rồi xuống xuyên qua trong bắt chân, ra sau mắt cá ngoài, theo Kinh cốt đến đầu nhọn cạnh ngón chân út. Kinh này nhiều huyết, ít khí, giờ Thân khí huyết trú ở đó.
Phủ là Nhâm, Thủy, mạch ở thốn bộ bên mu trái.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :
1.TÌNH MINH : 晴明
•Tạnh con mắt
•Có tên là mục không
-Vị trí : Ở khóe mắt trong, Minh Đường nói :Ngoài đầu khóe mắt trong một phân, giữa chỗ cong cong, Thủ túc thái dương, Túc dương minh, Âm kiều, Dương kiều gồm 5 mạch hội ở đó.
-Cách lấy huyệt : Ngồi ngay hoặc ngửa mặt, ngón tay trái thầy thuốc áp vào nhãn cầu mà lấy huyệt, từ góc khóe mắt trong ra 1 phân, dựa vào bờ trong xương hốc mắt.
-Cách châm cứu : Mũi kim dựa vào gần bờ hốc mắt, châm đứng kimh, sâu 5 phân, tiến kim xong không được nâng len ấn xuống, lưu kim 5 – 10’. Khi rút kim ấn day chỗ đó khoảng 1 – 2’ đề phòng xuất huyết. KHÔNG CỨU.
Án Đông Viên nói rằng : Đâm thái dương, Dương minh ra máu thì mắt khỏi và sáng. Đúng là kinh này nhiều huyết, ít khí, làm cho mắt có màng và đau đỏ là dấy lên từ khóe mắt trong. Đâm Tình minh, Tán trúc để tiết nhiệt ở Thái dương kinh, do đó Tình minh đâm 1,5 phân, Tán trúc đâm 1 – 3 phân là mức nông sâu vừa phải.
-Chủ trị : Đau mắt, gặp gió chảy nước mắt, cận thị, mù về đêm, và các loại bệnh về mắt, viêm cấp, mãn tính, cầu kết mạc, viễn thị, tán quang, mù màu, viêm thần kinh nhìn, teo thần kinh nhìn, viêm võng mạc nhìn, thanh quang nhãn, mức nhẹ ở thời kỳ đầu của viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể, giác mạc có ban trắng, có mộng thịt, thần kinh mặt tê bại, nợ lạnh đau đầu, mắt hoa, khóe trong mắt đỏ đau, mờ mờ không nhìn rõ, khóe mắt ngứa, trẻ em cam mắt, người lớn khí ở mắt nước mắt lạnh.
-Tác dụng phối hợp :
+Với Hành gian, Túc tam lý trị mù về đến, với Thái dương, Ngư yêu trị mắt sưng đau, với Thừa khấp, Hợp cốc, Quang minh trị cận thị,
+Với Thượng tình minh, Cầu hậu, Thái dương, Ế minh, Thiếu trạch, Hợp cốc trị đục nhân mắt, giác mạc có ban trắng,
+Với Thiếu trạch, Thái dương, Hợp cốc trị mộng thịt, với Cầu hậu, Phong trì, Thái xung trị thanh quang nhỡn, với Tý nhu trị nhỡn cầu sưng đỏ, đau đớn chảy nước mắt,
+Với Cầu hậu, Phong trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Quang minh trị teo thần kinh nhìn, với Thái dương Như vĩ trị bệnh mắt.
2.TÁN TRÚC : 攢竹
•Trúc để dành
•Có tên là Toản trúc, Thủy quang, Viên trụ, Quang minh.
-Vị trí : Ở chỗ lõm đầu lông mày vào 1 phân
-Cách châm cứu : Từ đầu lông mày châm dưới da, mũi kim hướng ra ngoài, hoặc chếch xuống, sâu 3 – 5 phân, không cứu, « Đồng Nhân » – CẤM CỨU.
Theo sách « Châm cứu học” của Thượng Hải : Khi chữa bệnh mắt, có thể chếch xuống châm thấu huyệt Tình minh, tiến kim 0,5 – 1 thốn, cảm giác cục bộ và xung quang khuông mắt chướng đau. Khi chữa bệnh đau dầu hoặc liệt mặt, có thể châm thấu Như yêu, tiến kim 1 – 1,5 thốn, cảm giác cục bộ và chung quanh mắt chướng đau. Khi chữa đau thần kinh trên hốc mắt, có thể châm ngang, hướng về phía ngoài và dưới của bờ trên khuôn mắt, tiến kim 0,5 thốn, cảm ứng có thể thấy tê như điện lan xuống vùng cổ.
-Chủ trị : Đau đầu, hoa mắt, xương ụ mày đau, gặp gió chảy nước mắt, đau mắt động, nóng rét đau đầu, mắt đỏ sưng đau, điên cuồng, trẻ em kinh giản, mắt mờ mờ nhìn vật không rõ, ngứa con ngươi, má sưng, mặt đau, thần cuồng thấy quỷ, phong choáng váng, hắt hơi.
-Tác dụng phối hợp : với Ấn đường chữa viêm xoang trán, với Đầu duy chữa đau đầu và mắt, Tán trúc thấu Ngư yêu trị xương ụ mày đau, mắt đau, Tán trúc thấu Ngư yêu phối hợp với Phong trì, Hợp cốc trị đau trước trán, với Thái dương, Phong trì, Hợp cốc trị cấp tính viêm kết mạc, với Tức bạch, Hiệp thừa tương trị cơ mặt co dúm, với Ngư vĩ, Tý nhu trị mắt đau, với Ế minh, Tinh minh, Túc tam lý trị vẩn đục thủy tinh thể, với Đầu duy trị mắt đau.
3.MI XUNG: 眉沖
•Đầu lông mày xông lên
-Vị trí : Ở thẳng huyệt Tán trúc lên vào qua mép tóc 5 phân, ở giữa huyệt Thần đình và Khúc sai.
-Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, CẤM CỨU.
-Chủ trị : Đau đầu, choáng váng, bệnh mắt, điên dại, tắc mũi, ngũ giản.
4.KHÚC SAI : 曲差
•Chỗ lệch, gấp khúc, chỗ lệch dễ nhầm.
-Vị trí : Từ huyệt Thần đình ra mỗi bên 1,5 thốn, từ mép tóc vào 5 phân
-Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’
-Chủ trị : Đau phía trước đầu, hoa mắt, tắc mũi, mũi chảy máu cam, các bệnh về mắt, mắt nhìn không rõ, mũi có sụn, tâm bứt rứt, mồ hôi không ra, đau đỉnh đầu, gáy sưng, thân thể phiền nhiệt.
5.NGŨ XỨ : 五處
•Chỗ thứ năm
-Vị trí : Phía sau huyệt Khúc sai 3 phân
-Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’
-Chủ trị : Đau đầu, hoa mắt, điên dại, động kinh, viêm mũi, cột sống cứng gãy ngược lại, mắt nhìn không rõ, mắt trợn lên không biết người.
6.THỪA QUANG : 承光
•Chịu nhận cái sáng sủa
-Vị trí : Phía sau huyệt Ngữ xứ là 1,5 thốn
-Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân. CẤM CỨU.
-Chủ trị : Đau đầu, choáng váng, giác mạc có ban trắng, cảm mạo, viêm mũi, nôn mửa, tâm phiền, mũi tắc không biết thơm thối, miệng méo, mũi nhiều nhử xanh.
7.THÔNG THIÊN :通天
•Thông suốt tới trời
-Vị trí : Sau huyệt Thừa quang 1,5 thốn, phía trước Bách hội 1 thốn sang ngang là 1,5 thốn.
-Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’