ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
CÁc HuyỆt TrÊn ĐƯỜng Kinh PhẾ
Wednesday, February 4, 2015 19:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


1.     TRUNG PHỦ (LU-1)

Đặc điểm      : Huyệt Mộ của Phế.
Vị trí              : Gian sườn 2 (bờ trên xương sườn thứ 3) [1][2][3][5][6][7], trên rãnh delta ngực [2][4][5], cách đường giữa ngực 6 thốn [1][5][6][7], dưới huyệt Vân môn 1 thốn [1][2][6][7].
Chủ trị           : ·        Đau vai, viêm quanh khớp vai. Đau thần kinh gian sườn 2.

·        Ho, hen suyễn, tức ngực.

·        Viêm tuyến vú, tắc sữa [2][3][4].

Cách châm   : Châm thẳng, hoặc châm nghiêng, hướng ra phía ngoài, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 5-10 phút.

LU-1


2.     XÍCH TRẠCH (LU-5)

Đặc điểm      : Huyệt Hợp thuộc Thủy. Huyệt “tả” của kinh Phế.
Vị trí              : Trên nếp gấp khuỷu tay, chỗ lõm bờ ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay[1][2][3][4][5][6][7], bờ trong cơ cánh tay quay (cơ ngửa dài) [1][2][3].
Chủ trị      : ·        Đau khuỷu tay, đau thần kinh quay.

·        Ho, hen suyễn, tức ngực, viêm họng, viêm phế quản.

·        Viêm tuyến vú, tắc sữa [2][4].

Cách châm   : Châm thẳng, sâu 0,5-0,1 thốn. Cứu 5-10 phút.

LU-5

3.     LIỆT KHUYẾT (LU-7)

Đặc điểm      : Huyệt Lạc. Một trong “Lục tổng huyệt” chủ trị bệnh lý vùng đầu, cổ gáy, họng. Một trong “Bát mạch giao hội huyệt” thông với mạch Nhâm.
Vị trí              : Bờ ngoài cẳng tay [2][5][6][7], cách nếp lằn cổ tay phía trên 1,5 thốn, trên mỏm trâm quay [1][2][3][4][5][6][7], ngang chỗ nối thân với đầu dưới xương quay [1], bờ trong gân cánh tay quay (cơ ngửa dài) [1][4] (khe giữa gân cơ cánh tay quay và gân cơ dạng dài ngón cái [1]) (rãnh chữ V [6]).
Chủ trị           : ·        Đau cổ tay, đau thần kinh quay.

·        Ho, hen suyễn, tức ngực.

·        Đau đầu, đau cổ gáy, đau họng. Liệt mặt [2][3][4].

Cách châm   : Châm nghiêng hoặc châm ngang, sâu 0,2-0,5. Cứu 5-10 phút.

LU-7
4.     THÁI UYÊN (LU-9)

Đặc điểm      : Huyệt Nguyên. Huyệt Du thuộc Thổ.

Huyệt Hội của Mạch. Huyệt “bổ” của kinh Phế.

Vị trí              : Trên nếp gấp cổ tay, mặt trước khe khớp cổ tay [1][6][7], bờ trong gân cơ dạng dài ngón cái [1][2][3][4][6][7], bờ ngoài động mạch quay[2][3][6][7] (trong rãnh mạch quay [1][3][5])
Chủ trị           : ·        Đau cổ tay, đau thần kinh quay.

·        Ho, hen suyễn, tức ngực. Viêm họng, viêm phế quản.

·        Chứng xuất huyết (hội của mạch).

Cách châm   : Châm chếch về phía bàn tay, sâu 0,2-0,5 thốn. Cứu 5-10 phút.

LU-9

Tài liệu tham khảo

  1. Hoàng Bảo Châu, Lã Quang Nhiếp, Viện đông y, 1978. Châm cứu học tập 1. Nhà xuất bản Y học.
  2. Trần Thúy, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu, Bộ môn Y học cổ truyền, Trường đại học Y Hà Nội, 1999. Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học.
  3. Nghiêm Hữu Thành, Nguyễn Bá Quang. Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, 2011. Giáo trình châm cứu. Bộ y tế. Bộ giáo dục và đào tạo.
  4. Trương Việt Bình, Vụ khoa học và đào tạo, Bộ Y tế, 2005. Châm cứu (sách đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền). Nhà xuất bản Y học.
  5. Phan Quan Chí Hiếu, 2007. Châm cứu học, tập 1. Nhà xuất bản Y học.
  6. Claudia Focks, 2008. Atlas of Acupuncture. Churchill Livingstone.
  7. Peter Deadman, Kevin Baker and Mazin Al-Khafaji, 2000. A Manual of Acupuncture. Journal of Chinese Medicine Publications.

2015-02-04 18:26:14

Nguồn: https://dongy.wordpress.com/2015/02/05/773/

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.