Nikola Tesla: Vị Thầy Phù Thủy bị quên lãng P.2
Tuesday, March 10, 2015 1:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Ts. Phạm Thùy Dương, biên dịch
Hệ Thống Năng Lượng và Ánh Sáng Toàn Cầu
Giấc mơ của Tesla, mà ông đã tiết lộ cho Katheryn Johnson vào ngày 19 tháng 4 năm 1907, là chế tạo ra một ‘thành phố vô tuyến’ (một ‘radio city’, như thuật ngữ hiện đại), một trung tâm phát sóng trên Long Island được nối kết lẫn nhau đến 30 ngọn tháp khác [43]. Tất cả sẽ phát ra năng lượng, ánh sáng, âm nhạc và hình ảnh bằng các phương tiện không dây. Tầm nhìn này cũng được thảo luận với Stanford White, chắc vào năm 1898 khi họ làm việc cùng nhau tại Vườn Quảng Trường Madison về thiết kế một căn phòng với chiếu sáng nhân tạo cho một sô trình diễn điện tử. Với thù lao xấp xỉ $950, White đã hiến tặng thời gian và tài năng của mình để soạn thảo ra bản thiết kế cho một dinh thự đồ sộ 15 tầng và một phòng thí nghiệm đi kèm. Cả hai sau đó đã được dựng lên tại Shoreham, Long Island, cách thành phố New York 65 dặm. Nó được gọi là Wardenclyffe.

Hình 9. Máy phát khuếch đại và phòng thí nghiệm của Tesla ở Wardenclyffe, Long Island được thiết kế bởi Stanford White.
Cuộc gặp gỡ của Tesla/Morgan
Khi John O’Neill viết trong tiểu sử kinh điển của ông về Tesla năm 1944 [23], ông đã không được tiếp cận với những lá thư (được lưu bằng vi phim) từ các hồ sơ của Tesla, và vì thế O’Neill đã sai sót gán cho sự đóng góp của Morgan vào dự án kinh doanh như một hành động mang tính chất từ thiện. Thông tin này gần như đã đến trực tiếp từ Tesla, người mà O’Neill đã phỏng vấn nhiều trong cuốn sách của ông. Vào thời điểm Hunt và Draper viết tiểu sử vào năm 1964 [15], họ đã tiếp cận được với những lá thư này [42] và đã tiết lộ một cách chính xác sự hợp tác của Tesla/Morgan (được bàn đến dưới đây). Tuy nhiên, cả tiểu sử thứ hai này và tiểu sử mới của Chaney [6] đều đã không giải thích chính xác tại sao Tesla đã không thể hoàn thành cái tháp, hay những lý do cụ thể tại sao mối quan hệ của ông với Morgan đã thất bại.
Sau khi nghiên cứu chi tiết những lá thư này và đối chiếu với dữ liệu lịch sử từ cuộc sống của Tesla và Morgan, bản phân tích trước đây đã được tạo nên để giải thích với những thuật ngữ sống động hơn bản chất chính xác của sự kiện này. Rõ ràng là ngay từ đầu, Morgan đã ngại ngần với niềm tin của ông dành cho khả năng của Tesla. Vào ngày 10 tháng 10 năm 1900, Tesla đã viết cho Morgan để giải thích tại sao ông đã xin phép về nhà một cách khá “vội vã” khi đến thăm nhà Morgan vào đêm thứ sáu trước đó. Morgan đã nêu ra một “nhận xét ngẫu nhiên” liên quan đến các bài báo gán phát minh về thiết bị không dây cũng như hệ thống điện xoay chiều cho những cá nhân khác. Một mẩu tin từ Giáo sư Slaby, một kỹ sư điện đáng kính người Đức, đã nói rằng Tesla là “cha đẻ của công nghệ không dây… [mà ông đã] thiết lập nên bằng một cách thức rõ ràng và chính xác” [42].
Toàn bộ sự công nhận dành cho Tesla đã bị tấn công trên mọi phương diện. Ví dụ như, phản hồi cho bài báo của Tesla vào tháng 6 năm 1900 trên tờ tạp chí Thế Kỷ (The Century), tờ Nguyệt San Khoa Học Phổ Thông (Popular Science Monthly) đã viết một bài phê bình với tiêu đề “Khoa học và Giả tưởng”:
“Những biên tập viên của tờ The Century hiển nhiên thường không biết phân biệt khoa học với rác rưởi và rõ ràng đã hiếm khi cố gắng tìm ra sự khác biệt giữa các loại thuốc giả mạo, các nhà sáng chế giả mạo và các doanh nghiệp phi lý.” [47]
![]() |
Figure 10. By 1901, J Pierpont Morgan assumed the title of “The Most Powerful Economic Force On The Planet”! |
Tesla đã cam đoan với Morgan những ưu tiên trước đây của ông về dòng điện xoay chiều cũng như công nghệ không dây và những ghi chú thêm trong cùng một lá thư dài rằng ông “đã đằng ký thành công bản quyền về các công nghệ cơ bản… liên quan đến truyền thông không dây… mà nó sẽ cung cấp những cơ hội chưa từng có trước đây trong khai thác thương mại xứng đáng với sự quan tâm đầy đủ của ngài”. Và rồi sau đó, ở phần kết thúc, Tesla đã can đảm thách thức ngài J. Pierpont Morgan vĩ đại:
“Trước khi đi xa hơn, cho phép tôi nhắc ngài rằng nếu chỉ có những con người yếu tim và keo kiệt trên thế giới, thì đã chẳng có gì vĩ đại được thành tựu. Raphael đã không thể tạo được những tuyệt tác của mình, Columbus đã không thể khám phá ra châu Mĩ, và các dây cáp Đại Tây Dương đã không thể được thiết lập. Trong tất cả, ngài nên là người bắt tay vào doanh nghiệp này…[cái mà sẽ là] một nghệ thuật vô giá cho nhân loại.”
Tesla đã tiếp cận Morgan với một kế hoạch gửi các tin nhắn không dây đến châu Âu. Mục tiêu thực sự của ông, tuy nhiên, là truyền dẫn năng lượng cũng như thông tin. Vì nhiều lý do khác nhau, gồm cả tính có vẻ như là bất khả thi của nhiệm vụ, Tesla đã không tiết lộ mục tiêu quan trọng này.

Hình 11. John Pierpont Morgan (1837-1913) bắt đầu sự nghiệp của mình năm 1857 như là một kế toán, và đã trở thành một đối tác trong Drexel, Morgan & Co. năm 1871! Cho đến những năm đầu thập kỷ 1900, Morgan là nguồn lực chính đằng sau Morgan Guaranty Trust, điều khiển hầu như tất cả các ngành công nghiệp cơ bản của Mĩ.
Trong cuộc gặp đầu tiên của họ, Morgan đã đề xuất một sự phân chia sòng phẳng, nhưng Tesla đã nài nỉ rằng Morgan giữ “phần lớn hơn” bởi vì ông muốn Morgan sẽ điều khiển công ty, và cũng bởi vì, về mặt phân tâm học, có lẽ Tesla đang tìm kiếm hình ảnh một người cha/người anh lớn, người sẽ chăm lo cho “con trai” của mình tương tự như cách mà bất kỳ nhà hảo tâm sẽ hỗ trợ người đi theo họ trong sự nghiệp [34], [37].
Hợp đồng được thỏa thuận vào tháng 2 năm 1901 và được ký kết vào tháng 3. Tesla đã nhận được tổng cộng $150.000 ($50.000 nhiều hơn phần mà ông yêu cầu ban đầu), và đổi lại Morgan nhận được 51% công ty và bên cạnh đó là 51% của tất cả các bằng sáng chế hiện tại và tương lai về truyền dẫn không dây và “ánh sáng nhân tạo”. Điều này không phải theo ý muốn của Tesla bởi vì ông đã đề nghị Morgan chỉ lấy một phần của công ty, không phải các bằng sáng chế. Tesla “đã không nói gì bởi vì sợ mất lòng ngài” [41; 10/13/1404].
Mặc dù không được thuyết phục hoàn toàn, Morgan đã mong đợi Tesla thành công, để báo cáo kết quả các cuộc đua du thuyền trong khi nhà tài phiệt đang ở bên kia đại dương ở Luân Đôn, và cũng để gửi không dây các tin nhắn đến các tàu hơi nước trên đại dương. Hợp đồng của họ chỉ nói đến những việc đó — không thấy nhắc gì đến việc phân phối năng lượng hay ánh sáng.
Ngày 12 tháng 2 năm 1901, Tesla đã viết một lời cảm ơn:
“Làm thế nào để tôi có thể bắt đầu cảm ơn ngài nhân danh nghề nghiệp của tôi và nhân danh cả nhân loại vĩ đại! Ngài rồi sẽ sớm thấy rằng tôi không chỉ trân trọng sâu sắc hành động cao quý của ngài, mà còn làm cho vụ đầu tư chủ yếu mang tính nhân đạo của chúng ta [nhấn mạnh] đáng giá hàng trăm lần tổng số ngài đã đặt vào cho tôi một cách hào hùng và vương giả!”

Hình 12. Chữ ký của J.P. Morgan trên bản hợp đồng với Nikola Tesla năm 1901 liên quan đến việc phát triển truyền thông không dây.
Như một nhà thiết kế cho sự tiến hóa của đời sống con người, Tesla đã tự do trong nhận thức của mình về phi vụ kinh doanh với Morgan. Tuy nhiên, từ quan điểm của nhà tài phiệt, sự thỏa thuận đã khá thẳng thắn. Nó không có gì là một sự đầu tư từ thiện hay nhân đạo.
Quỹ tín nhiệm hàng tỉ đô la
Morgan đã luôn luôn có tinh thần một doanh nhân. Ngay chính những tháng Tesla làm việc cho mối hợp tác của mình, Morgan cũng đã tổ chức một quỹ tín nhiệm ngành thép khổng lồ với nguồn vốn là một tỷ rưỡi đô la. Vào tháng 3 năm 1901 Morgan đã kiểm soát các ngành công nghiệp thép, điện, tàu thủy, khai khoáng và năng lượng; ông cũng có chân lớn trong các tập đoàn điện thoại, đường sắt và bảo hiểm. Những tiềm năng mới trong công nghệ không dây chỉ là một phần cược nhỏ đối với Pierpont.