ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,688,676,008
Stories: 8,393,536
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 260
Quân Mông Cổ chinh Tây
Saturday, September 10, 2016 6:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8yLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tVzF3eXE2UzdDUTQvVjhfVEFxQzFhU0kvQUFBQUFBQUFmalUvUFBfVU85TFhOMUFEZGF0bXlvZlUySmZxZG55TXc1Q0F3Q0xjQi9zNjQwL2plYmUtc3VidXRhaS5qcGc=
Bản Đồ ghi lại cuộc hành quân của Jebe và Subutai.
Nơi có hình ngôi sao là các trận đánh nảy lửa.
Hiệp Võ
I. Đánh Nga lần thứ nhất : Cuộc hành quân của Jebe và Subutai
A-Đánh Georgia.
Năm 1221 Jebe và Sabutai sau khi truy lùng Muhammad, đã tiếp tục tiến quân vào vùng đồi núi Caucasus với 20000 quân và để lại sau lưng Iraq-I Ajam tan nát. Theo “Mongol: A Country Study” Federal Research Division Library of Congress, edited by Rober L Worden và Andrea Matles Savada thì số quân là 25000 người. Quân đội hai tướng này cướp phá các thành phố Rayy, Zanjan và Qazvin. Khi nghe tin ấy thành phố Hamadan đầu hàng vô điều kiện còn Ozbeg, người thủ lãnh nước Azerbaizain, cũng chịu đưa các phẩm vật để Mông Cổ không tàn phá kinh đô Tabbriz.
Cuối cùng, Thành Cát Tư Hãn đã cho phép hai tay tướng lỗi lạc của ông được phép đánh lên lãnh thổ Nga. Thiệt hại một số trong các trận đánh, nhưng ngược lại Mông Cổ được tăng cường thêm quân của hai đám cứơp cạn là Kurdish và Turcoman.
Tại vùng núi non trùng điệp Caucasus, Mông Cổ có trận đánh dữ dội với vương quốc Georgia.
Trước khi tiếp tục về các trận đánh ta hãy xem qua về địa lý và lịch sử nước này, dựa vào quyển “Georgia- A Sovereign Country of Caucasus” của tác giả Roger Rosen.
Georgia là một tiểu quốc; diện tích từ xưa đến nay không thay đổi bao nhiêu. So sánh với Đại Việt đời Trần thì quốc gia này và Đại Việt thì diện tích xấp sỉ bằng nhau. Dân nước này không phải gốc Slavs[1], có tiếng nói riêng. Căn bản dân theo đạo Thiên Chúa từ thế kỷ thứ IV. Georgia là một quốc gia nằm giữa hai dãy núi chính của vùng: phía bắc là dãy Caucasus với ngọn Ushba cao 4700m và dãy Lesser Caucasus ở phía nam với ngọn Samsari cao 3284m. Hai dãy núi này chiếm hơn 2/3 lãnh thổ. Giữa hai dãy núi này là một giải bình nguyên hẹp tao bởi hai con con sông. Sông chính Mtkvari (Kura) đổ vào biển hồ Caspian và con sông thứ hai Rioni đổ vào biển Hắc Hải. Thành phố chính là Tbilisi (ngày nay vẫn là kinh đô) nằm trên sông Mtkvari.
Về lịch sử, vì nước là một tiểu quốc, nên nước này đã trải qua rất chiều cuộc xâm lăng hay đô hộ từ bốn phía. Bắt đầu các cuộc đô hộ, xăm lăng là Alexander the Great (A lếch xăng đại đế) đến các cuộc chinh phục của các đế quốc Hy Lạp, Thổ, Hồi giáo, Ottoman, và Byzantine…
Thời kỳ vàng son của quốc gia này vào năm 1089, lúc David the Builder nối nghiệp bố đánh bại quân đội Thổ, mở rộng nước đến phần đất thuộc vào nước Armenia ngày nay. Thời vàng son này kéo dài cho đến thế kỷ XIII, là khi Mông Cổ vào, mà ta sẽ xem dưới đây.
Tháng giêng, năm 1221, quân Mông Cổ cho quân Kurdish và Turcoman làm tiên phong tiến về sông Kura (Mtkvari). Vua của Georgia, Giorgi IV Lasha dẫn một đạo quân đông gấp 3 lực lượng Mông Cổ với 70,000 quân. (Theo Georgia A Sovereign Country of Caucasus thì số quân là 90000.) Đạo quân này đẩy lùi quân Mông Cổ về lại phía sau Tbilisi. Quân Mông Cổ phải tháo lui, nhưng luôn đánh trả làm thiệt hại quân của Georgia. Về đến phương nam quân Mông cổ đánh chiếm Baghdad, kinh đô của giáo chủ Hồi giáo.
Sau đó, Mông Cổ lại tiến về hướng bắc. Vua Georgia dàn quân tại Tbilisi chờ đợi. Subutai đem tjumen của ông tiến lên để nghênh chiến. Đánh một thời gian, Subutai giả thua cho quân tháo lui. Quân Georgia đuổi theo thì rơi vào nơi phục kích của Jebe. Quân Georgia bị đánh tan và vua Georgia IV Lasha bị tử thương.
Mùa đông năm ấy 1241, Mông Cổ vượt các dãy núi cao Caucasus trong vùng để sang thảo nguyên nam Nga, một thảo nguyên lớn nhất thế giới, đã bị một trận bão tuyết giết chết một số đông quân Mông Cổ và phải vứt bỏ các súng công thành.
Mùa xuân 1242, khi Mông Cổ tiến đến thảo nguyên thì gặp một lực lượng 50000 liên quân của Cumans, Lezgians, Atlans, Cherkesses, cùng Volga Bulgars và Khazaz. Trong liên quân này thì quân của Cumans là mạnh nhất. Cumans là một giống dân du mục, gốc Thổ Nhĩ Kỳ sống rải rác từ hồ Balkhash đến vùng phía bắc biển Hắc Hải. Trong lúc Mông Cổ bành trướng đế quốc, thì giống người này dưới quyền lãnh đạo của chúa Koten.
Dưới con mắt của các dân tộc Slavs ở Đông Âu thì Cuman (còn gọi là Polovtsy) là một đám mọi rợ. Cumans trước kia cũng đã từng cướp phá các vùng các lãnh chúa ở Nga. Sau này lãnh chúaMstislav the Bold của Galich (hay còn gọi là Hallych- Gallych) cưới con gái thủ lãnh Koten để có một cuộc sống hòa bình. Volga Bulgars là giống người Nga định cư hai bên sông Volga và sông Don.
Koten chia quân của ông làm hai đạo; một đạo cho em trai tên Yuri cầm đầu và đạo thứ hai do con trai tên Daniel lãnh đạo.
Trong trận đánh đầu tiên quân Mông Cổ bị thua. Mông Cổ liền cử một phái đoàn sang trại của Cumans điều đình. Phái đoàn này thuyết phục Cumans hãy bỏ liên minh và nhắc lại tình anh em du mục giữa người Thổ và Mông. Phái đòan còn cam kết chia tất cả những chiến lợi phẩm thu hoạch được từ vùng Caucasus lại cho các bộ lạc Cumans. Nghe bùi tai, Cumans cho rút quân. Mông Cổ lập tức tấn công các cánh quân khác và tiêu diệt họ. Sau đó, Mông Cổ đuổi theo quân Cuman, lúc ấy đã chia làm hai cánh kéo về vùng đất của chúng. Vì bất ngờ và đã bị chia thành nhóm nhỏ, nên hai cánh này cũng bị đánh tan tành.
Koten bỏ chạy về nơi con rể của ông ta- Mstislav Mstilavich có biệt danh là Mstislav the Bold[1] báo tin. Mstislav Mstilavich là lãnh chúa vùng Galich[2]
[1] Bold: tiếng Anh có nghĩa là dũng cảm. Ông này là con Mstislav the Brave và nổi danh khắp vùng đông Âu khi ông lãnh dạo các cuộc chinh chiến với dân du mục Cuman. Năm 1212 đến 1215, ông liên tiếp đụng độ với Kiev. Cuối cùng loại được lãnh chúa Vsevolod IV, rồi đưa chú của ông là Mstislav Romanovich lên ngôi.
[2] Còn được gọi dưới nhiều tên khác nhau như: Galicia, Hallych- Gallych, nằm ở phía tây nam Kiev.
B- Liên minh các thành trì của Nga.
Tình trạng xã hội và địa lý Nga-Kiev trước 1223. 
Trước nhất ta hãy nhìn qua địa thế, lịch sử và tình trạng vùng đất Nga và Kiev hồi ấy. Thời gian này, Nga chưa thống nhất thành một quốc gia như ngày nay, mà phân chia thành cả trăm lãnh địa, mỗi lãnh địa là một tiểu quốc, có vài tòa thành cổ, cai quản bởi một lãnh chúa tự xưng là prince – lãnh chúa. Tất cả dân vùng này đều là gốc Slave và Viking.
Các lãnh chúa thường đóng quân trong tòa thành cổ, rồi thu lợi tức từ các nông dân trong vùng. Họ đem quân đi đánh dẹp nếu các đám du mục nào vào cướp phá. Khi đuổi quân cướp đi, họ lại đem quân về thành. Chuyện đánh đuổi mới nhất là chính chuyện dẹp đám người Cumans.
Các lãnh chúa này thường va chạm nhau vì quyền lợi lãnh thổ, tài sản hay vì người đẹp, do đó chẳng ai ưa ai. Quân đội của các vị lãnh chúa gồm một thiểu số lính chính quy, là kị binh với giáp trụ nặng nề, vững chắc bằng kim loại. Các bộ áo giáp của các hiệp sĩ Âu Châu nặng đến nỗi khi ngã xuống đứng dạy không nổi.
Vũ khí của họ là búa, trùy, kiếm to bản, hay thương (lance). Vũ khí này mà đánh trúng một kị binh Mông Cổ thì người này chết lập tức. Tuy nhiên, vì nặng nề nên di chuyển chậm chạp. Họ thường tổ chức các cuộc đọ sức bằng cách đấu thương. Nói tóm lại đây gọi là các hiệp sĩ thời trung cổ (knight).
Ngoài toán lính chuyên nghiệp trên, các lãnh chúa còn một số đông bộ binh, được tuyển từ các nông dân trong phần đất mà họ cai quản. Trong lối luyện quân cho đám bộ binh này là thường là bắn nỏ. 
Mãi tới cuối thể kỉ thứ X thì vùng này mới có thay đổi. Lãnh địa lớn nhất ở quanh vùng nước Nga ngày ấy là Kiev trên bờ tây sông Dnieper. Kiev đã trở thành hùng cường từ đó, nhờ con sông Dnieper. Vào các mùa xuân hạ thu, khi nước tan băng, các tàu buôn từ các nước ven Địa Trung Hải đem hàng hóa gồm áo lông thú, mật ong và sáp ong vào Hắc Hải rồi theo con sông này đến thành phố Kiev thủ phủ của lãnh địa Kiev. Từ đây, hàng hóa mới chuyển lên các địa phương khác. Còn hàng hóa địa phương cũng được đem về thành phố này, theo sông mà ra biển theo hành trình ngược lại.
Năm 980, một lãnh chúa Kiev tên là Vladimir the Great đã đánh dẹp nhiều lãnh chúa nhở để làm nên một vương quốc rộng lớn mà người ta thường gọi là Kiev Rus’. Vì ông là lãnh chúa Kiev, nên thủ đô đương nhiên là Kiev[1]
12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.