ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,687,769,809
Stories: 8,390,323
Profile image
1
0
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bài học đau thương của Mỹ về việc ‘vỗ béo’ ĐCSTQ
Thursday, June 25, 2020 21:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nếu nhìn vào Chính phủ Hoa Kỳ hiện tại, Tổng thống Trump và các thành viên nội các của ông không hoan nghênh chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, ít ai để ý đến các đời tổng thống trước đây, từng có nhiều chính sách ủng hộ cho Trung Quốc nhằm ‘vỗ béo’ chính quyền nước này. 


(Ảnh: Damien VERRIER / Shutterstock)

Quá trình Hoa Kỳ ‘vỗ béo’ ĐCSTQ Phá băng quan hệ Trung – Mỹ

Năm 1949, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lui về Đài Loan, nhưng họ vẫn nhận được sự hỗ trợ quân sự từ Hoa Kỳ. Trong khi ĐCSTQ cai trị Trung Quốc Đại Lục từ lâu đã cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ.

Năm 1960, ông Nixon nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ và bắt đầu điều chỉnh các chính sách đối ngoại ở châu Á. Từ yêu cầu chống lại khối Liên Xô, ông hy vọng sẽ phát triển quan hệ với Trung Quốc để cân bằng cán cân.

Tháng 7/1971, Ngoại trưởng Mỹ, ông Henry Kissinger đã sang thăm Trung Quốc và dọn đường cho Tổng thống Nixon sang Trung Quốc vào năm 1972. Nixon tuyên bố rằng chuyến thăm Trung Quốc sẽ “thay đổi thế giới”. Tuy nhiên trên thực tế, chuyến đi phá băng này đã gieo mầm ác mộng cho tương lai của nước Mỹ.  Được quy chế quốc gia được ưu ái nhất, Mỹ giúp ĐCSTQ tiếp cận “nguồn dinh dưỡng” của thế giới

Năm 1979, Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và liên tục cải thiện quan hệ. Vào ngày 7/7/1979, Tổng thống Carter và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận quan hệ thương mại đầu tiên giữa Hoa Kỳ -Trung Quốc, hứa hẹn sẽ dành nguyên tắc đối xử ‘tối huệ quốc’ (MFN – quốc gia được ưu ái nhất) trao cho ĐCSTQ.

Nguyên tắc MFN cho thương mại là gì? Nói một cách đơn giản, đó là một quan hệ đối tác không thông qua ký kết, nhưng sẽ mang lại cho ĐCSTQ những điều kiện ưu đãi đặc biệt và đánh thuế với mức thấp hơn. 

Năm 1980, khi MFN có hiệu lực, Carter cũng sử dụng vị thế của Hoa Kỳ trong Ngân hàng Thế giới để giúp ĐCSTQ khôi phục vị trí là một thành viên của Ngân hàng Thế giới, khai thông kênh tài chính để ĐCSTQ hấp thụ dinh dưỡng thế giới. 

Năm 1981, ĐCSTQ đã nhận được khoản vay đầu tiên từ Ngân hàng Thế giới. Kể từ đó về sau, Ngân hàng Thế giới mỗi năm đều cung cấp các khoản vay đều đặn cho ĐCSTQ. 

Năm 1986, nhờ vào những nỗ lực của Hoa Kỳ và Nhật Bản, ĐCSTQ đã gia nhập Ngân hàng Phát triển Châu Á, mở thêm một kênh khác để ĐCSTQ bòn rút ‘dinh dưỡng’ của thế giới. Từ đó đến nay, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã cung cấp cho Trung Quốc khoản vay 40 tỷ đô la Mỹ. Chính sách xoa dịu của Hoa Kỳ đối với vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 của ĐCSTQ

Đêm mồng 3 rạng sáng ngày 04/06/1989, chính quyền Bắc Kinh huy động quân đội và xe tăng đàn áp đẫm máu hàng ngàn sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn. Sự kiện này lại một lần nữa phơi bày bản chất xấu xa của ĐCSTQ. 

Bước sang năm 1990, một số Nghị viên Quốc hội Hoa Kỳ đã đề xuất một dự luật, nêu quan điểm về thảm kịch nhân quyền do ĐCSTQ gây ra. Họ kêu gọi bãi bỏ MFN đối với Trung Quốc hoặc tạo ra các điều kiện bổ sung. Ông Bush, Tổng thống Mỹ khi đó, dưới áp lực toàn cầu trong việc trừng phạt ĐCSTQ, đã đình chỉ trao đổi quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy vậy mọi thứ không đơn giản như mọi người thấy. Các tài liệu được giải mật từ Thư viện Tổng thống Bush cho thấy, sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn, Bush đã gửi đặc phái viên đến Bắc Kinh hai lần trong vòng sáu tháng, và hai lần gửi thư cho Đặng Tiểu Bình. Điều này nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ nguyện ý “nắm tay” với ĐCSTQ.

Brent Scowcroft, Cố vấn An ninh Quốc gia khi đó nói rằng, Quốc hội Hoa Kỳ muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với ĐCSTQ, nhưng “Tổng thống phản đối hành động này”. 

Tài liệu cho thấy Tổng thống Bush cha trong một bức thư gửi Đặng Tiểu Bình đã bày tỏ nếu ĐCSTQ tin rằng trao đổi kinh tế với phương Tây là tốt, thì ông ta sẵn sàng tiếp tục chịu áp lực từ Quốc hội Hoa Kỳ và sẽ không ngay lập tức cắt đứt hợp tác kinh tế và thương mại với Trung Quốc.

Truyền thông Pháp RFI trong một báo cáo cho biết, sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn (ngày 4/6/1989), chính quyền Bush liên tục mở cửa trở lại cho ĐCSTQ, bao gồm: tháng 7, phê chuẩn lệnh miễn trừ đặc biệt cho phép Boeing bán bốn máy bay thương mại cho Trung Quốc; tháng 10, nới lỏng lệnh trừng phạt quân sự, cho phép quan chức Trung Quốc trở về Hoa Kỳ để tiếp tục nâng cấp kế hoạch “Trân châu hòa bình” v.v. Với sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ, Chính phủ ĐCSTQ đã lật lại tình thế. 

Năm 1993, nhậm chức không lâu, Tổng thống Clinton đề xuất Trung Quốc phải đáp ứng một số điều kiện nhân quyền quan trọng để có được sự tiếp tục đối xử theo nguyên tắc MFN. Tuy nhiên, dưới áp lực của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, đề xuất của Clinton đã trở thành một khẩu hiệu bị xếp lại. Ngày 26/5/1994, Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố gia hạn MFN đối với Trung Quốc từ năm 1994 đến 1995. Giúp ĐCSTQ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO

Vào tháng 4/1999, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đến thăm Hoa Kỳ. Hai bên đã ra tuyên bố chung về việc Trung Quốc gia nhập WTO. 

Tháng 11/1999, tại Bắc Kinh, Hoa Kỳ và Trung Quốc ký thỏa thuận song phương về việc Trung Quốc gia nhập WTO. Thỏa thuận này loại bỏ trở ngại lớn nhất trong việc gia nhập WTO của Trung Quốc.

Tháng 10/2000, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, thay vì xem xét các hoạt động thương mại của Trung Quốc hàng năm, Hoa Kỳ đã ký Đạo luật quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Trung Quốc.

Ngày 11/12/2001, với sự hỗ trợ quan trọng của Hoa Kỳ, ĐCSTQ cuối cùng đã gia nhập WTO. Sau đó, Tổng thống Bush Jr đã ký một lệnh chính thức tuyên bố tình trạng quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/1/2002.

Khi mối quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc vừa được khôi phục vào năm 1972, khối lượng thương mại song phương chỉ là 12,88 triệu USD. Tuy nhiên đến năm 2018, theo thống kê chính thức từ Hoa Kỳ, tổng khối lượng giao dịch giữa hai bên đã đạt khoảng 660 tỷ USD.

Trong đó, cán cân xuất khẩu nghiêng nhiều hơn về phía Trung Quốc: năm 2018, tổng lượng hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc là 120,1 tỷ USD, còn tổng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ lên tới 539,6 tỷ USD.

Sau khi gia nhập WTO, GDP của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, gấp 9 lần, dần dần phát triển thành nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất, vượt lên đứng thứ hai kinh tế thế giới.

Nội tình trong cuộc viện trợ của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Giám đốc Trung tâm Chiến lược Trung Quốc tại Học viện Hudson, ông Michael Pillsbury, đồng thời là tác giả cuốn sách “Cuộc chạy đua 100 năm – Chiến lược bí mật của Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành một cường quốc trên thế giới” xuất bản năm 2015 (The Hundred-Year Marathon: China’s Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower). 

Cuốn sách tiết lộ chi tiết về các dự án viện trợ cho Trung Quốc được các Tổng thống Mỹ trước đây phê duyệt và liệt kê năm sai lầm lớn trong hiểu biết của Hoa Kỳ về Trung Quốc (ĐCSTQ): trao đổi với Trung Quốc sẽ mang lại sự hợp tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc; trao đổi với Trung Quốc sẽ khiến Trung Quốc bước vào con đường dân chủ; Trung Quốc là một đóa hoa dịu dàng cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và phương Tây; Trung Quốc cũng hy vọng trở nên mạnh mẽ như Hoa Kỳ; phe “diều hâu” Trung Quốc đơn độc không thể làm nên điều gì. 

Michael Pillsbury đề cập, từ những năm 1980, hàng trăm ngàn sinh viên Trung Quốc đã đến các trường đại học ở Hoa Kỳ. Quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành trao đổi toàn diện với Trung Quốc trong các lĩnh vực trên bộ, trên biển và không quân, thủy quân lục chiến và bảo vệ bờ biển. 

Trong số đó, ông cũng tiết lộ, “Theo báo cáo của ‘Washington Post’, vào đầu những năm 1980, chúng tôi (Hoa Kỳ) đã chi hai tỷ đô la Mỹ, mua nhiều vũ khí thông thường như súng tiểu liên Made In China để hỗ trợ du kích Afghanistan. Vào thời điểm đó, hai tỷ đô la Mỹ là khoản tiền đầu tiên Quân đội giải phóng quân Trung Quốc (PLA) thu được từ việc bán vũ khí cho nước ngoài. “

123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.